Tác dụng của cây hương nhu
Cây hương nhu ở nước ta có 2 loại: hương nhu tía và hương nhu trắng chúng đều có công dụng chữa bệnh cảm nắng, đều sử dụng để tắm giúp giảm dụng tóc.
Mô tả và phân loại hương nhu.
Hương nhu trắng
Cây hương nhu trắng, còn gọi là ‘é lớn lá’, tên khoa học là Ocimum gratissmum L. Hương nhu trắng thường cao hơn hương nhu tía. Chủ yếu được khai thác để cất tinh dầu.
Hương nhu tía
Hương nhu tía, ở miền Trung và miền Nam thường gọi là ‘é rừng’ hay ‘é tía’, tên khoa học là Ocimum sanctum L. Hương nhu tía là một loại cây nhỏ, sống hàng năm hoặc nhiều năm; có thể cao 1,5 – 2m. Thân và cành thường có màu tía, có lông quặp. Cây này thường được trồng làm thuốc quanh nhà.
Tính vị của hương nhu
Trong Đông y, hương nhu được xếp vào nhóm thuốc chữa cảm lạnh trong loại thuốc chữa bệnh ngoại cảm. Theo Đông y, hương nhu có vị cay, tính hơi ấm, vào 3 kinh phế, tỳ và vị. Có tác dụng làm ra mồ hôi, chữa cảm mạo, giảm sốt, lợi thấp hành thủy.
Một số bài thuốc thường dùng của Hương nhu
- Hương nhu trắng 20g, lá tía tô 20g, ngải cứu 20g, vỏ quýt 10g cho 1.5 lít nước nấu sắc uống.
– Chữa cảm lạnh hoặc đi mưa bị nhiễm lạnh: Hương nhu 500g, hậu phác tẩm gừng nướng 200g, bạch biển đậu (đậu ván trắng) sao qua 200g, tất cả 3 vị tán nhỏ trộn đều. Mỗi lần dùng 8-10g pha với nước sôi để uống. Ngày uống 2 lần vào buổi trưa và tối sau bữa ăn. Dùng từ 2-3 ngày.
-Chữa cảm nắng, nôn mửa, tiêu chảy hoặc do mùa hè ăn quá nhiều các thứ sống lạnh: hương nhu 12g, tía tô (lá và cành) 9g, mộc qua 9g, sắc nước uống trong ngày.
– Chữa phù thũng, tiểu tiện đỏ, không mồ hôi: hương nhu 9g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 30g, ích mẫu thảo 12g, sắc nước uống thay trà trong ngày. Dùng liên tục từ 10 ngày.
– Chữa hôi miệng:hương nhu10g sắc với 200ml nước. Dùng súc miệng và ngậm ngày 2 lần vào buổi sáng và trước khi đi ngủ, dùng liên tục trong 15 ngày.
Ngoài ra hương nhu còn dùng để tắm, gội đầu bằng nước hương nhu sẽ giúp giảm bớt dụng tóc.