Cách chữa trị bệnh tiểu đường bằng cây thuốc, thực phẩm hàng ngày

Nguyễn Hồng Thắng 24/10/2017
cach-chua-tri-benh-tieu-duong-bang-cay-thuoc-thuc-pham-hang-ngay

Cách chữa trị bệnh tiểu đường bằng cây thuốc, thưc phẩm hàng ngày như dây khổ qua rừng, trái khổ qua, trái đậu bắp, cây dừa cạn, lá ổi, vỏ dưa hấu

Dây khổ qua rừng, trái mướp đắng nhà

Cây khổ qua còn gọi là mướp đắng, cây mướp đắng vừa là một vị thuốc vừa là một loại cây được trồng để làm thực phẩm, dây mướp đắng có tính hàn, vị đắng, không độc, nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp giảm đường huyết .

Một số món ăn bài thuốc phòng trị tiểu đường từ mướp đắng:

dây khổ qua rừng

Bài 1: mướp đắng 100g, nấm hương 150g, đậu ván trắng 200g. Trước tiên, cho đậu ván trắng vào nấu, khi chín, cho nấm và mướp vào nấu tiếp, nêm gia vị vừa ăn. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ đường huyết. Thích dụng cho những người tiểu đường, ăn uống không ngon miệng, gầy sút, ăn uống khó hấp thu, thường xuyên sống phân. Bài thuốc có thể ăn thường xuyên hằng ngày với cơm hoặc có thể nấu cháo ăn hằng ngày thay cơm. Loại cháo này có thể dùng thay cơm đối với bệnh nhân tiểu đường.

Bài 2: mướp đắng 150g, đậu phụ 200g, nấm hương 200g. Tất cả đem hầm chín, nêm gia vị vừa ăn. Thích dụng cho người rối loạn chuyển hóa, tiểu đường, mỡ máu, tăng huyết áp, mẩn ngứa, mày đay. Bài thuốc có thể ăn hằng ngày, rất thích hợp với người ăn kiêng, ăn chay.

Bài 3: mướp đắng 100g, nấm hương 150g, mộc nhĩ đen 100g, thịt gà 150g. Tất cả cho vào nồi, đổ một lượng nước vừa đủ, hầm nhừ bằng lửa nhỏ, chế thêm gia vị, ăn nóng. Bài thuốc có tác dụng kiện tỳ, bổ thận, ích khí, dưỡng huyết. Thích dụng để chữa các chứng bệnh có biểu hiện khí huyết suy nhược, mệt mỏi nhiều, mắt mờ, đầu choáng, mất ngủ, hay quên, tỳ mất công năng kiện vận gây rối loạn chuyển hóa chất trong cơ thể như: tiểu đường, mỡ máu...

Bài 4: mướp đắng 100g, hoài sơn 15g, thiên hoa phấn 10g, nấm hương 150g, tim lợn 1 quả. Tất cả đem hầm nhỏ lửa, ăn nóng. Thích dụng trong các chứng tỳ, vị hư nhược, mất công năng kiện vận do tâm hư nhược gây nên dẫn đến tiểu đường, phù thũng, ăn uống kém...

Bài tham khảo

Bài thuốc trị đái tháo đường từ đậu bắp, thực phẩm thông dụng hàng ngày,

Quả đậu bắp có hình dạng tương tự như quả mướp nên gọi là mướp tây. Hạt trắng như hạt bắp (ngô) nên gọi là bắp chà. Cây giống đậu nhưng hạt giống bắp nên gọi là đậu bắp.

100g quả đậu bắp có 660 UI vitamin A (13% nhu cầu hàng ngày), 0,2mg vitamin B1 (10%), vitamin C 21mg (35%), canxi 81mg(l0%), folacin 88mcg (44%), magiê 57mg (16%), thiamin 0,2mg (13%), ngoài ra còn có kali và mangan.

Khi đun nóng lâu, chất nhầy làm cho nước canh đặc hơn. Nếu không thích nhầy thì chỉ đun nóng trong chốc lát.

Đậu bắp có tính nhuận trường, dùng trị hội chứng kích ứng ruột, làm lành các vết loét trong đường tiêu hóa, đồng thời làm dịu những cơn đau thắt trong ruột.

Hỗ trợ giảm thân trọng: đậu bắp sinh ít nhiệt lượng - calori (khoảng 25 calo với 1/2 chén đậu bắp nấu chín), vì vậy đậu bắp là thức ăn lý tưởng cho những người đang muốn giảm cân. Chất béo phải nhờ cholesterol nhũ hóa mới vào máu,  chất nhầy của đậu bắp khóa hoạt tính của  cholesterol nên chất béo không vào máu; cơ thể không được tiếp tế nên sử dụng mỡ tồn đọng và tiêu mỡ khiến cho thân trọng giảm. Đa số người mập phì bị táo bón, vì vậy ăn đậu bắp vừa giảm cholesterol vừa chống táo bón, đúng là món ăn - vị thuốc.

Bệnh tim mạch: chất nhầy của đậu bắp ngoại hấp cholesterol của thực phẩm và của muối mật. Nó giữ cholesterol lại trong ruột, giúp cơ thể tái hấp thu nước, hấp thu những phân tử cholesterol vượt chỉ tiêu rồi bài thải theo phân ra ngoài, do đó giảm được cholesterol huyết. Những người cholesterol huyết cao, cao huyết áp, đau thắt ngực và các bệnh tim mạch khác nên ăn đậu bắp, vừa giảm cholesterol lại thông tiểu, rất thuận lợi cho bệnh cao huyết áp.

Tuy nhiên, nên lưu ý là không ăn đậu bắp cùng lúc với uống thuốc, hãy uống thuốc trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau 2 giờ.

Gần đây, những thí nghiệm tại khoa Y học cổ truyền, Đại học Y dược TP.HCM, cho thấy cao lỏng được chế từ thân và lá cây đậu bắp có tác dụng hạ đường huyết trên chuột thí nghiệm. Với liều 10g - 40g/kg thể trọng có tác dụng hạ đường huyết trên chuột thí nghiệm. Liều có tác dụng hạ đường huyết ổn định nhất là 30g/kg thể trọng. Ở liều này, cao lỏng đậu bắp hạ đường huyết có ý nghĩa thống kê từ thời điểm 40 phút và kéo dài đến 90 phút. Sau 90 phút, đậu bắp làm hạ 47,34% nồng độ đường huyết so với nhóm đối chứng không điều trị. Qua so sánh với insulin, tác dụng của đậu bắp không mạnh bằng insulin, không gây hạ đột ngột như insulin nhưng ổn định hơn và không có nguy cơ gây tụt huyết áp xuống dưới mức bình thường…

Một số nghiên cứu cũng cho thấy chất xơ hòa tan có tác dụng tốt trong ổn định đường huyết. Chất nhầy trong đậu bắp tiết ra thông qua những mặt cắt ngang, dọc thân trái và dễ hoà tan vào môi trường nước, kể cả nước ở nhiệt độ thường. Qua nhiều giờ ngâm, chất nhầy hòa tan vào nước biểu thị rõ bằng độ sánh trong nước tăng lên. Lượng chất nhầy trong trái non cao hơn nhiều so với thân hay lá.

Chúng tôi cũng nhận thấy có người ăn nhiều đậu bắp hàng ngày hoặc dùng thân, lá hoặc quả đậu bắp phơi khô rồi phối hợp với một số thảo dược như mướp đắng, lá ổi, lá sakê… sắc uống để trị đái tháo đường. Có khi thấy có kết quả nhưng không biết là do đậu bắp hay là do các vị thuốc dùng chung. Khi theo dõi thấy có người có tác dụng ổn định đường huyết rất tốt, số khác lại không; có lẽ do cơ địa không thích hợp chăng? Chưa có nghiên cứu khoa học nào kết luận hiệu quả điều trị của những trường hợp này, nhưng có điều cần lưu ý là cần theo dõi lượng đường huyết hàng ngày và cần có sự tư vấn của các thầy thuốc chuyên môn cho từng cơ địa mỗi người để có được hiệu quả thích hợp nhất.

Ngoài quả, cành non, thân, lá và rễ của đậu bắp cũng có thể dùng làm thuốc:

Giúp tiêu hóa tốt, chữa trị bệnh viêm loét dạ dày, trị bệnh gan: dùng cành non của đậu bắp luộc ăn.

Chữa ho, viêm họng: rễ và lá thái mỏng phơi khô ngày uống 10 - 16g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha. Ngoài ra, còn dùng súc miệng.

Sốt cao, viêm đường tiểu, viêm họng: dùng lá, thân (hoặc thêm rễ) 40g, nấu lấy nước uống.

Để có được những lợi ích tốt từ đậu bắp, các nhà dinh dưỡng lưu ý:

Khi mua đậu bắp tươi, nên chọn quả không quá mềm, không có vết thâm bên ngoài vỏ, và không dài quá 8cm. Khi chế biến, nên nấu chín ở nhiệt độ thấp, vừa phải, không nấu, nướng đậu bắp ở nhiệt độ cao, tốt nhất là hấp chín.

 Lương y HOÀNG DUY TÂN

 

Bài thuốc trị bệnh tiểu đường theo Đông y

Tiểu đường đang là căn bệnh phổ biến hiện nay. Bên cạnh việc chữa trị bằng Tây y, chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y để bạn đọc tham khảo và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

1. Bài thuốc từ dâm bụt

Tên khoa học: Hibiscus Rosa-sinensis. Họ Bông (Malvaceae). Tên gọi khác: xuyên cận bì, bạch hoa, mộc cẩn căn. Cây mọc ở dưới chân núi nơi trảng nắng, ven lộ, quanh vườn, đình, được trồng ở khắp nơi để làm hàng rào, bờ giậu.

Hoa hái từ tháng 7 - 10, loại bỏ tạp chất phơi hoặc sấy khô. Vỏ rễ hái vào mùa thu, rửa sạch phơi khô, xắt thành sợi.

Hoa dâm bụt có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lương huyết.

Vỏ rễ: Có vị ngọt đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, sát trùng, trị ngứa.

Liều dùng: Hoa 6 - 12g. Vỏ rễ 3 - 10g.

Một số bài thuốc chữa tiểu đường:

Bài 1: Rễ dâm bụt tươi 30 - 60g. Sắc uống thay nước trà.

Bài 2: Rễ dâm bụt tươi 60g, thịt heo 60g, đăng tâm thảo 20g, hầm lấy nước uống.

Bài 3: Rễ dâm bụt tươi 15g, hoài sơn 30g. Sắc uống.

2. Vỏ dưa hấu

Tên khoa học: Citrullus Vulgaris Schrad. Họ Bầu Bí (Cucurbitaceae). Tên gọi khác: Thủy qua, tây qua bì.

Thu hái và chế biến vào mùa hạ. Dùng dao gọt lớp vỏ bên ngoài, phơi hay sấy khô.

Vỏ dưa sau khi ăn xong dùng dao gọt bỏ lớp vỏ quả và lớp thịt quả, để riêng phơi khô. Khi dùng rửa sạch.

Tính năng: Vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giáng áp.

Liều dùng: 10 - 30g.

Người bên trong có hàn thấp nhiều không nên dùng.

Để chữa tiểu đường có thể áp dụng cách sau:

Vỏ dưa hấu, câu kỷ tử 30g, đẳng sâm 10g, sắc uống.

3. Rễ cây chuối già

Tên khoa học: Musa Paradisiaca. Họ chuối (Musaceae). Tên gọi khác: Ba tiêu đầu.

Thu hái và chế biến: Đào rễ cây chuối già, dùng tươi hay thái phiến phơi khô.

Tính năng: Vị ngọt nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lương huyết, tán ứ, chỉ thống, giáng áp.

Liều dùng: 30 - 120g.

Người tỳ vị hư nhược không được dùng.

Một số bài thuốc chữa tiểu đường:

Bài 1: Rễ chuối già tươi 60g, mật ong vừa đủ. Đem rễ chuối già giã nhỏ vắt lấy nước cốt hòa mật ong, chia uống 3 lần trong ngày.

Bài 2: Rễ chuối già khô 30g, thiên hoa phấn 30g, sắc uống.

Bài 3: Rễ chuối già tươi 150g, giã vắt lấy nước uống.

4. Lá ổi

Tên khoa học: Psidium guyjava. Họ Sim (Myrtaceae). Tên gọi khác: phan đào diệp, phan cẩm diệp.

Thu hái và chế biến: Lá hái vào mùa hạ, thái nhỏ phơi hoặc sấy khô.

Quả: Hái lúc quả chín, ép lấy nước.

Tính năng: Vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng thu liễm chỉ tả, tiêu viêm chỉ huyết, hạ đường huyết.

Liều dùng: Khô 10 - 15g, tươi 15 - 30g.

Người tiêu chảy do nhiệt không được dùng.

Chữa tiểu đường:

Bài 1: Lá ổi 30g (tươi 50g), sắc uống thay nước trà.

Bài 2: Lá ổi, lá bạch quả 15g, râu ngô 30g sắc uống.

Bài 3: Quả ổi tươi ép lấy nước, mỗi lần uống 30ml, 2 lần/ngày.

Bài 4: Lá ổi non 50g, lá sa kê tươi 100g, trái đậu bắp tươi 100g. Nấu nước uống cả ngày.

Bài thuốc cổ truyền điều tri bệnh tiểu đường

Đông y coi tiểu đường thuộc phạm trù chứng tiêu khát và từ lâu đã có những bài thuốc chữa bệnh nổi tiếng. Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa – một trong những căn bệnh thuộc nhóm bệnh của thời đại (tiểu đường, tim mạch, béo phì…) gây ra các biến chứng nặng nề lên tim mạch, mạch máu, thần kinh, thận, mắt…

Triệu chứng thường gặp của bệnh là: Uống nhiều, tiểu nhiều, luôn có cảm giác đói, người mệt mỏi, mờ mắt, sụt cân… Đông y coi tiểu đường thuộc phạm trù chứng tiêu khát và từ lâu đã có những bài thuốc chữa bệnh nổi tiếng.

Đào hạnh thừa khí thang: Đào nhân 9g, đại hoàng 12g, quế chi 6g, chích thảo 6g, mang tiêu 6g sắc uống.

Tiêu khát phương: Bột hoàng liên, bột thiên hoa phấn, sữa người (hoặc sữa bò), nước củ sen, nước sinh địa, nước gừng tươi, lượng mỗi thứ vừa đủ trộn mật ong làm nước uống hoặc ngậm nuốt.

Thược dược cam thảo thang: Bạch thược, chích cam thảo mỗi thứ 30g sắc uống. Bài thuốc này đã được nghiên cứu dùng trị cho 240 ca, kết hợp thuốc Tây 34 ca. Kết quả, số người không dùng thuốc Tây phối hợp tốt 54 ca, có kết quả 67 ca, không kết quả 17 ca. Số dùng thuốc Tây, kết quả tốt 7 ca, có kết quả 18 ca, tiến bộ 2 ca, không kết quả 7 ca.

Dừa cạn:

Cây dừa cạn còn có tên gọi khác là hải đằng, bông dừa, sừng dê, là cây thảo sống lâu năm.Cây dừa cạn mọc tư nhiên rất nhiều khắp các tỉnh thành đất nước ta, mọc nhiều tại các vùng ven biển, có thẻ mọc được ở vùng khô hạn.  Hoa có màu hồng, màu trắng. lá xanh mọc mọc đói, thuôn dai, rộng 1-1.5cm dài 3-8cm, quả chứa 15-20 hat nhỏ.

dừa cạn

Tác dụng cây dừa cạn:

Dừa cạn, trong nhân dân ta đã dùng để chữa các bệnh về nội tiết như đái tháo đường,thông tiểu, viêm đường tiết niệu, tiểu tiện có máu  ( tiểu đỏ ), ít nước tiểu và trong bế kinh. Rễ và lá dùng rất tốt trong hạ huyết áp, nếu cần ta cho thêm cây hoa đại (bông sứ), cỏ mần trầu và lá lạc tiên mỗi thứ khoản 20g sắc nước uống liên tục trong nhiều tháng liền đối với huyết áp cao ở giai đoạn 1 dù có nguyên nhân hay không có nguyên nhân vẫn rất tốt. Có nơi dùng cây dừa cạn khô 20g dạng sắc nước uống để chữa những khối u nhỏ trong cơ thể, thời gian qua ở nhiều cơ sở điều trị đã chiết xuất vinblastin và vincristin là thuốc lựa chọn thứ 1 trong điều trị ung thư biểu mô tinh hoàn, là thuốc chọn thứ 2 trong điều trị bệnh Hodgkin, ung thư nhau, ung thư biểu mô tế bào, có vảy ở đầu và cổ, ung thư biểu mô tế bào thận và còn là một trong những thuốc lựa chọn thứ 3 để điều trị u nguyên bào thần kinh, ung thư vú, ung thư vòm họng và ung thư dạng nấm da. Nó còn dùng để điều trị bệnh sacôm lympho, sacôm bạch huyết bào, bệnh sacôm chảy máu Kaposi, sacôm tế bào lưỡi. Đặc biệt nó không có sự kháng chéo giữa vinblastin với các loại thuốc chống ung thư khác.

Việc dùng cây dừa cạn đề điều trị một số bệnh nội khoa mà đa phần là những bệnh có nguy cơ tiến triển ngày càng nặng thêm, khi lâm sàng và cận lâm sàng đã có những đột biến rất xấu, buộc người bệnh phải dùng các thuốc tân dược ngoại, có thuộc đặc trị về những tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm chưa nói đến giá thành rất cao đối với bệnh nhân nghèo hoàn toàn bất lực. Do đó việc tự theo dõi sức khỏe ở mỗi người khi đã có những phát hiện sớm, ban đầu có những chẩn đoán tin cậy, khi sức khỏe đang còn hồi phục tốt thì việc dùng các thuốc nam dược để điều trị, theo kinh nghiệm dân gian là việc làm vô cùng có lợi cho cả về những tác dụng phụ và kinh tế ở mỗi người nhất là đối với bệnh nhân nghèo.

Cây lá dừa cạn không độc nhân dân ta vẫn dùng để uống thay trà, ngoài chữa các bệnh về đường huyết. cây dừa cạn còn có tác dụng tẩy run, chữa sốt, ngăn ngừa sự phát triển của một số tế bào ung thư trong bệnh máu trắng, ung thư máu, tại Ấn Độ, Úc được ghi nhận triết suất một số thành phần trong cây dừa cạn để điều chế thuốc ngăn ngừa ung thư vú. Đối với phụ nữ có thai thì không nên sử dụng cây dừa cạn. 

Tag: cay thuoc , trị bệnh tiểu đường , cây nở ngày đất , hạt methi , giảm đường huyết

 

CÂY THUỐC THIÊN NHIÊN

ĐC: 92B Triệu Quang Phục P10, Q5, TP. HCM 

Tell: 0908915905 Thắng

Website:   www.http://caythuocthiennhien.com

Lưu ý: Kết quả có thể da dạng tùy theo thể trạng và cơ chế tập luyện của mỗi người.

 

Công ty chúng tôi xin trân trọng thông báo 

Bạn có thể gọi đặt mua hàng vào thời gian ( 08h00 đến 18h ). Nếu ngoài thơi gian làm việc bạn có thể lưu số điện thoại của chúng tôi và gọi cho chúng tôi vào ngày hôm sau nhé. 

=> CAM KẾT: CHÚNG TÔI SẼ HOÀN LẠI 100% SỐ TIỀN NẾU SẢN PHẨM KHÔNG ĐÚNG CHẤT LƯỢNG 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Chi nhánh : 62/1/28 Trương Công Định, Phường 14, Quận Tân Bình, TP HCM

0926456456

website: caythuocthiennhien.com

 

Quy trình trồng thảo dược tại công ty